Bệnh tiểu đường: Điều trị nhiễm trùng nhẹ ở bàn chân
Khi quý vị mắc bệnh tiểu đường và đường huyết không được kiểm soát, cơ thể quý vị phục hồi sẽ khó khăn. Bàn chân thường là nơi xảy ra vấn đề. Ngay cả những vấn đề nhỏ ở chân cũng có thể chuyển thành nhiễm trùng nặng. Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến mất bàn chân. Đôi khi chúng thậm chí có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng. Cần được nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe nhanh chóng chăm sóc để bảo vệ bàn chân của quý vị.

Điều trị
Đôi khi nhiễm trùng có thể lây lan khắp bàn chân và lên đến chân. Để điều trị nhiễm trùng nặng, quý vị có thể phải ở lại bệnh viện. Quý vị có thể nhận được thuốc kháng sinh thông qua đường IV (tiêm tĩnh mạch). Quý vị có thể thăm khám chuyên gia tập trung vào công việc chăm sóc các bệnh nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của quý vị, quý vị có thể cần phải phẫu thuật.
Mục đích của phẫu thuật bàn chân
Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ nhiễm trùng và bảo vệ bàn chân hoặc cẳng chân của quý vị. Bác sĩ phẫu thuật của quý vị có thể lấy một lượng nhỏ mô chết từ khu vực bị nhiễm trùng. Đôi khi họ có thể phải cắt bỏ ngón chân hoặc lượng mô lớn hơn. Phẫu thuật để chữa hoặc bắc cầu các động mạch đã bị bệnh tiểu đường làm tổn thương có thể sẽ có tác dụng. Điều này có thể mang nhiều máu hơn đến khu vực bị nhiễm trùng. Quý vị có thể được phẫu thuật tại bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật ngoại trú. Quý vị có thể cần xét nghiệm máu, chụp X-quang, MRI hoặc các xét nghiệm khác. Những xét nghiệm này có thể được thực hiện để xem liệu nhiễm trùng đã lan sang các khu vực khác như xương hay không.
Thời gian lưu viện sẽ phụ thuộc vào phẫu thuật và tình hình phục hồi của quý vị. Trong thời gian phục hồi, quý vị sẽ cần hạn chế hoạt động trong một thời gian. Khi quý vị trở về nhà, y tá chăm sóc sức khỏe tại nhà sẽ khám cho quý vị. Làm theo tất cả các hướng dẫn và đảm bảo liên hệ với chuyên gia chăm sóc của quý vị theo chỉ dẫn.
Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật
Chăm sóc vết thương tốt sau phẫu thuật giúp bàn chân của quý vị không bị nhiễm trùng. Nó cũng hỗ trợ chữa bệnh. Những mẹo sau có thể giúp quý vị chăm sóc vết thương:
-
Thay băng 6 giờ một lần hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp. Thông báo cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu thấy bất kỳ tình trạng tấy đỏ, sưng hoặc chảy dịch từ vết thương.
-
Quý vị có thể cần dùng kháng sinh qua truyền tĩnh mạch. Mục đích là giúp kiểm soát nhiễm trùng. Các loại thuốc khác có thể được sử dụng để giúp chân quý vị nhanh lành hơn. Hãy dùng những loại này theo chỉ định.
-
Y tá chăm sóc sức khỏe tại nhà có thể giúp quý vị băng bó hoặc truyền thuốc kháng sinh tại nhà.
-
Nếu cần, nhà cung cấp của quý vị có thể đưa quý vị đến cơ sở chăm sóc vết thương. Họ điều trị các vết loét và nhiễm trùng khó lành. Quý vị có thể được cho dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác giúp chống nhiễm trùng. Quý vị sẽ học cách chăm sóc vết thương tại nhà.
-
Quý vị có thể được yêu cầu nâng cao chân càng nhiều càng tốt để giảm sưng. Sưng tấy làm chậm quá trình lành vết thương. Quý vị cũng có thể được yêu cầu không dồn trọng lượng lên bàn chân trong thời gian hồi phục.
Kiểm soát đường huyết trong quá trình phục hồi
Hãy làm những gì có thể để duy trì đường huyết trong phạm vi mục tiêu. Qua đó giúp ích cho việc lành lại của vết thương. Sự căng thẳng về thể chất và cảm xúc của vết thương có thể gây ra những thay đổi về lượng đường trong máu của quý vị. Nếu quý vị gặp khó khăn với việc kiểm soát lượng đường trong máu, hãy gọi cho bác sĩ của quý vị.
Online Medical Reviewer:
Chris Southard RN
Online Medical Reviewer:
Rajadurai Samnishanth Researcher
Online Medical Reviewer:
Rita Sather RN
Date Last Reviewed:
4/1/2024
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.